Giá CIF cụm từ này đối với những người làm về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì quá quen thuộc. Nhưng đối với những người làm trong các lĩnh vực khác thì nó còn tương đối xa lạ. Vậy giá CIF là gì? Hãy cùng Vattuaz.vn tìm hiểm trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giá CIF là gì?
CIF là viết tắt của: Cost (tiền hàng), Insurance (Bảo hiểm) và Freight (cước phí). CIF là điều kiện giao hàng tại cảng hay dỡ hàng tại cảng đến. Điểm chuyển giao rủi ro là tại nơi hàng hóa được bốc xuống có thể là cảng, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua.
Giá CIF là giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu. Theo đó thì bên bán sẽ chịu mọi chi phí tới khi hàng hóa đến cảng nước nhập khẩu theo quy định.
2. Công thức tính giá CIF là gì?
Công thức tính giá CIF được xác định là:
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
- CIF = (C+F) / (1-R)
- I = CIF x R
Trong đó
- I: phí bảo hiểm.
- C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB).
- R: tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định).
- F: giá cước vận chuyển.
Lưu ý: Không có một tỷ lệ nhất định nào đối với bảo hiểm mà còn dựa vào gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Giá bảo hiểm được tính là 110% của giá CIF hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.
3. Điểm chuyển giao rủi ro trong CIF là gì?
Điều kiện CIF thì điểm chuyển giao rủi ro từ cảng xếp hàng chứ không phải cảng dỡ. Người bán chủ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua. Và hoàn tất thủ tục gửi kèm bảo hiểm cùng toàn bộ giấy tờ chứng từ.
Hay có thể nói, với điều kiện giao hàng CIF thì người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên đường vận chuyển. Người mua mới là người được bảo hiểm, và cũng chính người mua phải đứng ra đòi bảo hiểm nếu xảy ra rủi ro.
4. Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện CIF là gì?
Giá CIF là gì? Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện CIF là gì?
STT | Trách nhiệm | Bên bán | Bên mua |
1 |
Cung cấp hàng hóa |
Trách nhiệm giao hàng và cung cấp những chứng từ liên quan như vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại. | Có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng đúng như đã được thống nhất trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. |
2 |
Giấy phép và thủ tục |
Cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu cùng với các giấy tờ ủy quyền của địa phương một cách đầy đủ và hợp lệ cho lô hàng xuất khẩu. | Cùng lúc đó bên phía người mua phải sắp xếp làm các thủ tục thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng đó. |
3 |
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm |
Bên bán có trách nhiệm ký hợp đồng cho lô hàng và chi trả chi phí vận chuyển cho lô hàng khi đã đến cảng được chỉ định. | Bên mua không cần ký các hợp đồng vận chuyển cũng như bảo hiểm của đơn hàng đó. |
4 |
Giao hàng và nhận hàng |
Như đã nói ở trên trách nhiệm giao hàng là của bên người bán. Đây được coi là điều cơ bản nhất của CIF. | Bên mua có trách nhiệm nhận hàng của bên bán tại cảng chỉ định. |
5 |
Cước phí |
Đối với cước phí bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu và chuyển hàng tới cảng dỡ hàng. Ngoài ra bán còn phải khai báo hải quan và đóng thuế xuất khẩu. | Trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phát sinh sau khi lô hàng được giao lên tàu là của bên mua. Bên cạnh đó bên mua còn có trách nhiệm đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan với lô hàng đó. |
6 |
Bằng chứng giao hàng |
Trách nhiệm của bên bán là phải giao các chứng từ gốc ngay khi lô hàng lên tàu. | Chấp nhận các chứng từ của bên bán với hình thức phù hợp nhất. |
7 |
Kiểm tra hàng |
Người bán sẽ phải thanh toán các khoản phí cho việc kiểm tra hàng hóa, quản lý chất lượng hàng hóa, đóng gói,.. | Thanh toán các khoản phí công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,.. |
5. So sánh CIF và FOB
Giá CIF là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB là gì?
Đến thời điểm hiện tại thì điều kiện CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất. FOB (Free on board) là điều kiện quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
Điểm giống nhau giữa CIF và FOB:
CIF và FOB đều là hai điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường thủy quốc tế và nội địa.
Đây cũng là 2 điều kiện được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Vị trí chuyển giao trách nhiệm rủi ro đều ở lan can tàu hoặc cảng.
Trách nhiệm của bên bán là làm thủ tục hải quan, còn bên mua có trách nhiệm làm thủ tục nhập hàng.
Sự khác nhau giữa CIF và FOB
Tiêu chí | CIF | FOB |
Điều kiện trong incoterm | CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu. | FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu |
Chi phí bảo hiểm | Bên bán phải mua bảo hiểm hàng hóa với quy định hợp đồng tối thủy 110% giá trị hàng hóa. | Bên bán không phải mua hàng hóa. |
Chuyển giao rủi ro | Lan can hoặc cảng của cảng đến. | Lan can hoặc cảng của cảng đi. |
Vận chuyển, thuê tàu | Bên bán phải tự tìm thuê tàu. | Bên bán không có trách nhiệm thuê tàu. |
6. Một số điều kiện giao hàng khác
CIF là gì? Ngoài CIF ra còn điều kiện giao hàng nào khác không?
Ngoài CIF và FOB thì còn rất nhiều điều kiện giao hàng khác trong điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010 phải kể đến như:
Exwork: Giao hàng tại nhà máy. Điều khoản này quy định rằng người mua nhận hàng từ nhà máy sau đó chịu chi phí rủi ro và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.
CFR: Gần giống như CIF nhưng ở điều kiện này thì người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
DDU: Giao hàng tại cảng đích chưa nộp thuế. Điều kiện này cho phép người mua giao hàng tại nước nhập khẩu nhưng chưa phải nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
DDP: Gần giống như điều kiện DDu nhưng nguời bán phải có trách nhiệm nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này người bán phải hỗ trợ người mua xử lí các thủ tục nhập khẩu và nhận hàng.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
442 views
Điện áp là gì? Có các loại điện áp nào?
20/09/2022
320 views
Cao su Viton là gì? Ứng dụng của cao su...
26/09/2022
310 views
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
297 views
Áp suất khí quyển là gì?
05/10/2022
285 views
Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất và...
27/09/2022
280 views
Các loại đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất
17/09/2022
267 views
Báo giá van chặn mặt bích | Giá thành tốt...
21/10/2022
256 views