Thế nào là khách hàng hiện tại?

Trong kinh doanh, khách hàng được đánh giá là một yếu tố quyết định sự sống còn đối với các doanh nghiệp. Câu cửa miệng mà mọi người thường nói với nhau rằng ” Khách hàng là thượng đế”. Có thể thấy mọi người đã và đang nhận thức rõ vai trò quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp, cửa hàng của mình. Thế nhưng lại không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của “khách hàng hiện tại.” 

Bài viết dưới đây, Vật Tư AZ sẽ chỉ ra cho bạn đọc thấy được lợi ích của việc chăm sóc khách hàng hiện tại. Và đâu mới là vấn đề mà các doanh nghiệp cần tập trung chú ý trong việc chăm sóc khách hàng. Từ đó xây dựng các chiến lược thu hút, chăm sóc khách hàng hiệu quả và phù hợp với từng khách hàng khác nhau.

1. Thế nào là khách hàng hiện tại

1.1 Khách hàng là gì?

Khách hàng (Customer) hiểu đơn giản là những cá nhân, doanh nghiệp – những người đã và đang, sẽ mua và sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là người ra quyết định mua hoặc sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ của công ty, doanh nghiệp. Còn khách hàng hiện tại được hiểu là nhóm khách hàng thường xuyên phát sinh giao dịch mua bán hàng hoá với doanh nghiệp đó.

Có rất nhiều những doanh nhân thành đạt, những nhà quản trị, nhà kinh doanh nổi tiếng cũng từng đưa ra định nghĩa về khách hàng sau một thời gian dài làm việc và xây dựng doanh nghiệp của mình.

Theo cha đẻ của ngành quản trị – Peter F Drucker (1954) đã định nghĩa khách hàng “Là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó.

Hay trong học thuyết Six Sigma, định nghĩa “khách hàng” được giải thích như sau:

+) Là đối tượng giao dịch tích cực với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.

+) Khách hàng không chỉ bó hẹp trong những người hiện tại đang dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà còn là tập hợp những khách hàng cũ đã từng dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó.

+) Còn với những người hoàn toàn không quan tâm đến những sản phẩm/dịch vụ và không thuộc nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thì không được gọi là khách hàng.

1.2 Thế nào là khách hàng hiện tại?

Khách hàng hiện tại là gì?
Khách hàng hiện tại là gì?

Khách hàng hiện tại là tệp khách hàng được chuyển lên từ đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mực tiêu trước đây. Đây là nhóm khách hàng đã phát sinh ít nhất một lần giao dịch mua bán đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở là những người đã tiếp xúc và hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu chăm sóc tốt, những khách hàng này sẽ trở thành tệp khách hàng trung thành. Đó mới là giá trị hiện tại mà doanh nghiệp cần nắm bắt được. Và triển khai một cách phù hợp, triệt để.

2. Phân loại khách hàng

2.1 Những cách phân loại thường dùng

Thông thường, khách hàng sẽ được phân loại theo các tiêu chí sau:

  • Theo đối tượng chủ thể: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
  • Dựa theo lợi ích mang lại của khách hàng: Khách hàng tiềm năng, khách hàng vãng lai, khách hàng tiêu cực, khách hàng trung thành,…
  • Dựa theo độ tuổi: Khách hàng dưới 15 tuổi, từ 15-22 tuổi, từ 22-50 tuổi và khách hàng trên 50 tuổi.
  • Dựa theo sản phẩm khách hàng sử dụng: Khách hàng vip, khách hàng bình thường, khách hàng đặc biệt,…
  • Dựa trên thu nhập,…

Phân loại khách hàng

2.2 Phân loại theo Philip Kotler

Còn theo quan điểm Philip Kotler – người được xem là cha đẻ của nền marketing hiện đại thì khách hàng được chia thành năm nhóm sau:

  1. Khách hàng là người tiêu dùng: Là những cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
  2. Khách hàng là các nhà sản xuất: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
  3. Khách hàng là nhà buôn bán trung gian: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
  4. Khách hàng là các cơ quan nhà nước: Những tổ chức nhà nước mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
  5. Khách hàng quốc tế: Khách hàng quốc tế là những người mua hàng ở nước ngoài bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan nhà nước ở ngoài nước.

Phân loại khách hàng

Dù là phân loại theo cách, tiêu chí nào thì cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng. Ngược lại càng hiểu rõ thông tin khách hàng, việc phân loại càng trở nên rõ ràng và đơn giản. Từ đó xây dựng, triển khai được các chiến dịch marketing phù hợp hơn. Dựa theo từng quy mô của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể phân loại theo từng cách khác nhau.

3. Tầm quan trọng của khách hàng hiện tại đối với doanh nghiệp

Trong thời đại nền kinh tế thị trường cạnh tranh đang ngày càng phát triển thì vai trò của khách hàng ngày càng quan trọng hơn. Nhiều doanh nghiệp thường bị cuốn vào vòng xoay chuyển đổi khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới. Trong khi đó họ lại “quên” mất rằng chính những khách hàng hiện tại mới là khách hàng tốt nhất.

Bởi khách hàng hiện tại là những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của bạn. Điều đó chứng minh họ đã bị thuyết phục bởi sản phẩm của bạn. Vì thế việc thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là một điều dễ dàng hơn. Sau đây là 3 lý do chính bạn cần dành sự quan tâm cho khách hàng hiện tại:

3.1 Khách hàng hiện tại sẽ chi nhiều tiền hơn vào sản phẩm của bạn

Doanh nghiệp luôn phải tìm cách để cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng như làm hài lòng khách hàng. Khi khách hàng đã hài lòng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn rồi thì cơ hội thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phầm hay dịch vụ của bạn là rất cao. Đồng thời bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc tìm khách hàng mời. Theo thống kê của Nextiva, để có thể thu hút được 1 khách hàng mới còn khó hơn giữ chân 1 khách hàng cũ đến 6-7 lần. Chưa kể là khách hàng mới không chắc là có bị thuyết phục để sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Khách hàng hiện tại sẽ chi nhiều tiền hơn vào sản phẩm của bạn

3.2 Tỷ lệ duy trì khách hàng giúp gia tăng lợi nhuận

Tỷ lệ duy trì khách hàng hay còn gọi là tỷ lệ giữ chân khách hàng là tỷ lệ những khách hàng đã từng phát sinh giao dịch với doanh nghiệp còn tiếp tục trung thành với doanh nghiệp. Ví dụ bạn có 1000 khách hàng hiện tai, nhưng sau một thời gian số khách hàng còn tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn trong 1000 khách hàng đó là 800 khách. Thì có nghĩa là tỷ lệ giữ chân khách hàng của doanh nghiệp bạn là 80% và tỷ lệ khách hàng rời đi là 20%.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp. Trên thực tế, không nhất thiết bạn cần phải đi tìm khách hàng mới mà chỉ cần duy trì một lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Khách hàng càng trung thành với thương hiệu của bạn càng lâu thì khả năng chi trả của họ cho một sản phầm so với một khách hàng mới là càng lớn.

Tỷ lệ duy trì khách hàng giúp gia tăng lợi nhuận

3.3 Tiết kiệm chi phí tiếp thị

Có một điều có thể bạn chưa biết là giá trị đích thực của khách hàng hiện tại thậm chí còn cao hơn giá trị của những lần mua hàng của họ. Khi họ đã hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn thì học còn sẵn sàng giới thiệu những người khác đến doanh nghiệp bạn. 

Khi mà trên thị trường đầy dãy những quảng cáo tiếp thị không đúng sự thật như hiện nay thì mọi người thường có xu hướng tin tưởng vào sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Khách hàng rất coi trọng và tin trưởng vào những lời giới thiệu dựa trên trải nghiệm. Minh chứng là năm 2022 vừa qua, KOL và KOC được xem như là hình thức quảng cao tối ưu nhất. 

Tiết kiệm chi phí tiếp thị

4. Đề xuất một số giải pháp tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại

Như đã đề cập ở trên, có thể thấy khách hàng (đặc biệt là khách hàng hiện tại) có vai trò như là sự sống còn của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có một tệp khách hàng đủ lớn nhưng không thể khai thác được thì bạn có thể cân nhắc một số giải pháp sau:

  • Xác định danh sách những sản phẩm khách hàng hay mua và chưa mua. Sau đó điều tra lý do và điều chỉnh sản phầm, dịch vụ cho phù hợp.
  • Có kế hoạch mở rộng mối quan hệ với khách hàng bằng những chương trinh khuyến mãi hay phân phối độc quyền.
  • Áp dụng công nghệ vào việc chăm sóc khách hàng bằng cách sử dụng các phần mềm CRM để quản lý khách hàng của mình tốt hơn.
  • Tối ưu giao diện của Website, Fanpage sao cho thân thiện với người dùng. Đây là một điểm cộng lớn trong thời đại chủ yếu là mua sắm trực tuyến như hiện nay.

giải pháp tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại

Trên đây là giải đáp của Vật Tư AZ về vấn đề: “ Thế nào là khách hàng hiện tại? Giải pháp quản trị khách hàng hiện tại hiệu quả hiện nay ”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn khó khăn hay thắc mắc gì liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage hoặc Website – Vật Tư AZ để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ ngay

Liên hệ