Sinh vật là một thuật ngữ rất quen thuộc với mọi người, hầu như ai trong chúng ta đều biết đến nó.. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và định nghĩa đúng về sinh vật. Trong khi đó sinh vật lại đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Và có thể bạn chưa biết, con người cũng là một sinh vật sống! Vậy định nghĩa đúng của sinh vật là gì? Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có bao nhiêu loại môi trường sống của sinh vật? Bài viết dưới đây Vật Tư AZ sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
1. Sinh vật là gì?
Sinh vật là hệ thống các cơ quan tạo thành, bắt đầu từ các tế bào, đơn bào hoặc đa bào. Từ các tế bào, có thể là đơn bào, đa bào đều sẽ tạo thành sinh vật. Ở sinh vật đa bào, các tế bào sắp xếp với nhau để tạo thành các mô. Rồi từ các mô khác nhâu kết hợp với nhau tạo thành các cơ quan. Và các cơ quan cùng nhau tạo thành một sinh vật.
Những sinh vật có dấu hiệu của sự sống thì được gọi là sinh vật sống. Các sinh vật sống bao gồm các loài động thực vật, vi sinh vật có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có quá trình sinh đẻ, lớn lên và chết đi. Ví dụ như con cá, con gà, con lợn, cây cối, vi khuẩn,… đều được xem là sinh vật sống.
Tuỳ từng loài khác nhau sẽ có hệ thống sống phức tạp khác nhau. Một số loài sẽ hệ thống sống phức tạp còn một số loài khác lại có hệ thống sống rất đơn giản. Các sinh vật sống này phụ thuộc rất lớn vào thức ăn, nước uống, không khí và theo thời gian chúng cũng sẽ tăng trưởng, sinh sản. Đặc biệt, chúng luôn cố gắng duy trì ổn định môi trường bên trong ở mức không đổi mặc cho sự thay đổi môi trường bên ngoài.
2. Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
Môi trường sống của sinh vật chính là không gian sống, môi trường xung quanh của sinh vật đó. Và tất các yếu tố tạo thành của môi trường đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Mỗi loài sinh vật thì sẽ thích nghi với những môi trường sống khác nhau.
Ví dụ như:
- Con cá thì sống trong môi trường nước,
- Con giun sống dưới lòng đất,
- Các loài chim lại sống ở trên cao….
Và có một số trường hợp đặc biệt thì môi trường sống của các loài sinh vật lại là sinh vật khác. Điển hình như:
- Nấm ký sinh trong thân và lá cây,
- Các loài giun sán thì trú ngụ trong ruột của các loài động vật..v.v..
3. Các loại môi trường sống của sinh vật
Hiện nay trên trái đất có hàng ngàn loài sinh vật đang sống và mỗi loại sinh vật lại có thể thích nghi được một môi trường sống khác nhau nên môi trường sống của sinh vật là vô cùng phong phú. Dựa vào nhiều yếu tố, người ta chia môi trường sống của sinh vật thành 4 nhóm chính sau:
3.1 Môi trường nước
Trong môi trường nước lại được chia nhỏ thành nhiều môi trường nước nước ngọt, nước mặn hay nước lợ…
Ví dụ:
+) Cá mè, cá chép sống trong môi trường nước ngọt
+) Cá heo, cá ngừ sống trong môi trường nước mặn
+) Cá bớp, cá chẽm sống trong môi trường nước lợ
3.2 Môi trường trong đất
Môi trường đất cũng có nhiều loại khác nhau gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,…
Ví dụ:
+) Con giun đất sống ở trong lòng đất
+) Tê tê có thể di chuyển được trong cát
3.3 Môi trường trên cạn
Đây là môi trường có rất nhiều sự sống, trong đó có con người. Môi trường trên cạn bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái đất,…
Ví dụ:
+) Các loại cây xanh
+) Các loài gia súc – gia cầm: gà, vịt, ngan, lợn, bò…
+) Chim, cò, vạc,…
3.4 Môi trường sinh vật
Sinh vật cũng là môi trường lý tưởng cho loại sinh vật khác.
Ví dụ:
+) Bộ lông của chó, mèo là nơi cư trú của các loại bọ.
+) Ruột là môi trường sống của giun sán
+) Nấm sống trên các loài cây xanh
4. Sơ đồ tư duy môi trường và các nhân tố sinh thái
5. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và nơi ở, các sinh vật trong một quần xã sinh vật đôi khi có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có thể là một mối quan hệ hỗ trợ hoặc một mối quan hệ đối đầu.
Các mối quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm cộng sinh nghĩa là hợp tác chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều loài để bổ sung cho nhau và cùng có lợi, quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều loài trong đó tất cả các loài tham gia đều có lợi, quan hê hội sinh giữa hai loài nghĩa là một trong cái nào có lợi còn cái kia không có lợi cũng không có hại.
Các đối kháng bao gồm cạnh tranh, ký sinh trùng, ức chế sự lây nhiễm, hoặc một sinh vật ăn thịt sinh vật khác. Trong quan hệ đối địch, có loài được lợi sẽ chiếm ưu thế, có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, có loài lại bị ảnh hưởng sẽ dễ bị tổn thương, dần dần suy thoái và bị loại bỏ. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp cả hai loài ít nhiều đều bị đào thải.
Trên đây là giải đáp của Vật Tư AZ về vấn đề: “ Thế nào là môi trường sống của sinh vật ”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn khó khăn hay thắc mắc gì liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage hoặc Website – Vật Tư AZ để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
442 views
Điện áp là gì? Có các loại điện áp nào?
20/09/2022
321 views
Cao su Viton là gì? Ứng dụng của cao su...
26/09/2022
311 views
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
298 views
Áp suất khí quyển là gì?
05/10/2022
286 views
Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất và...
27/09/2022
280 views
Các loại đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất
17/09/2022
267 views
Báo giá van chặn mặt bích | Giá thành tốt...
21/10/2022
256 views