SO2 là oxit gì? Tính chất hoá học, ứng dụng và cách điều chế

SO2 là oxit gì?

Chúng ta thường được nghe và nhắc đến SO2 như là một chất oxit gây hại cho hệ hô hấp của người và động vật. Hoặc là tác nhân gây hại cho thực vật, ngăn cản sự phát triển bình thường của cây. Và đồng thời có khả năng tạo ra mưa axit gây hại cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong cuộc sống chất này lại có rất nhiều ứng dụng hữu ích.

Vậy SO2 là oxit gì? SO2 có tính chất hoá học và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Bài viết dưới đây Vật Tư AZ sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

1. SO2 là oxit gì? 

SO2 còn được gọi với cái tên khác như là lưu huỳnh đioxit, anhiđrit hay sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit.

SO2 (lưu huỳnh đioxit) là oxit axit. Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.

Lưu huỳnh đioxit được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch như than, dầu,…hoặc nấu chảy các loại quặng nhôm, đồng, chì, kẽm, sắt.

Công thức phân tử:  SO2

Công thức cấu tạo của SO2 là: O=S=O

2. Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit

Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit
                                                        Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit

2.1 SO2 là một oxit axit

SO2 là một oxit axit nên mang đầy đủ tính chất hoá học của một oxit axit.

Thứ nhất, oxy hoá chậm trong không khí. Lưu huỳnh đioxit dễ bị oxy hoá thành SOtrong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hoá. Ngoài ra SO là một axit yếu nên khi tác dụng với nước sẽ tạo ra H2SO3.

Thứ hai, khi cho SO2 tác dụng với dung dịch kiềm sẽ cho ra thành phẩm là muối sunfit (KHSO3) hoặc hidrosunfit (K2SO3) hay cả 2 loại.

2.2 Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

SO2 là chất oxy hoá mạnh khi tác dụng với chất khử mạnh.

Ngược lại SO2 lại là chất khử khi phản ứng với chất oxy hoá mạnh và làm mất màu nước Brom, dung dịch thuốc tím.

3. Tính chất vật lý của SO2

SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn 2 lần so với không khí. Có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch brom và màu cánh hoa hồng.

Lưu huỳnh đioxit tan nhiều trong nước. (ở 20ºC một thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2). Khi tan trong nước tao thành dung dịch axit sunfurơ. Nhưng thực chất tồn tại ở dạng SO2.nH2O, chỉ một phần nhỏ là thực sự kết hợp với nước tạo thành H2SO3.

Khí SO2 là khí độc, gây viêm đường hô hấp nếu hít phải.

Lưu huỳnh đioxit bền nhiệt do trạng thái lai hóa của lưu huỳnh đã được ổn định nhờ sự xuât hiện của liên kết π không định chỗ dẫn đến liên kết S-O có bậc 1,5 bền.

Hóa lỏng (không màu) ở nhiệt độ -10ºC, hóa rắn thành tinh thể trắng ở nhiệt độ -75ºC.

4. Ứng dụng của khí SO2

Ứng dụng của khí SO2
Ứng dụng của khí SO2

Trong đời sống hằng ngày khí SO2 có vai trò rất quan trọng. Một số ứng dụng hữu ích của khí này như:

  • Là chất trung gian để sản xuất ra axit sunfuric.
  • Được dùng làm nguyên liệu để tẩy trắng, khử mùi giấy, bột, dung dịch đường, quần áo…
  • Trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt thì lưu huỳnh đioxit được dùng để xử lý nước có chứa Clo.
  • Lưu huỳnh đioxit dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô, các loại trái cây sấy khô khác do đặc tính chống được vi khuẩn. Ngoài ra còn là một chất bảo quản giúp duy trì màu sắc của hoa quả và ngăn ngừa sự thối rữa.
  • Bên cạnh đó lưu huỳnh đioxit đôi khi còn được sử dụng để kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang.

5. SO2 có từ đâu?

5.1 Từ tự nhiên

Không khó để tìm thấy lưu huỳnh đioxit (SO2) trong tự nhiên. Ví dụ như núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua. Đơn giản hơn là trong quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật tự nhiên cũng thải nhiều chất khí. Các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit… gây nên ô nhiễm không khí.

5.2 Hoạt động sản xuất công nghiệp

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp lưu huỳnh đioxit là chất ô nhiễm phổ biến nhất. Nguồn phát thải chủ yếu là từ các trung tâm nhiệt điện, từ các lò nung, lò hơi khí đốt nhiên liệu than, dầu… Và khí đốt có chứa lưu huỳnh hay các hợp chất có chứa lưu huỳnh.

Ngoài ra, một số công đoạn trong công nghiệp hóa chất, luyện kim cũng thải vào khí quyển một lượng SO2 đáng kể. Trên thế giới hàng năm tiêu thụ đến 2 tỷ tấn than đá các loại và gần 1 tỷ tấn dầu mỏ. Khi thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu trung bình chiếm 1% thì lượng SO2 thải vào khí quyển là 60 triệu tấn/năm.

5.3 Cách điều chế lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm

Khí này thường được sinh ra nhiều nhất ở các núi lửa khi phun trào và nó có thể giải phóng hàng triệu tấn SO2 .

  • Còn trong phòng thí nghiệm:

Na2SO+ H2SO4   -->  Na2SO4  + H2O + SO2

  • Trong công nghiệp bằng cách đốt lưu huỳnh:

S +  O2  (to)  -->   SO2  

  • Đốt pyrit sắt:

FeS2   +    11O2      -->   2Fe2O3     +  8SO

Trên đây là giải đáp của Vật Tư AZ về vấn đề: “SO2 là oxit gì? Tính chất hoá học và ứng dụng của SO2 ”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn khó khăn hay thắc mắc gì liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage hoặc Website – Vật Tư AZ để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ ngay

Liên hệ
"