Tại sao máu của giun đất có màu đỏ

Giun đất giúp tiêu diệt tế bào ung thư phổi? | VTV.VN

Có rất nhiều loại giun khác nhau. Nhìn chung, giun là một con vật có thể có độ dài bất kỳ, thân nhỏ, không có xương sống, còn về mặt khoa học chúng ta quy chúng làm ba loại: giun dẹp, giun tròn và giun đốt. Giun sống ở biển, trong cát và trong đất. Một số loài giun sống bên trong cơ thể thực vật hoặc động vật, những loài này được gọi là ký sinh trùng. Tuy nhiên loài giun thường không có máu đỏ nhưng tại sao giun đất lại có máu màu đỏ, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Máu của các loại giun 

Màu máu của động vận được quyết định bởi phân tử vận chuyển oxygen và các khí khác vào và ra khỏi cơ thể. Nếu phân tử đó sử dụng sắt để vận chuyển oxygen thì máu thường có màu đỏ, nếu dùng đồng thì máu có màu xanh, nhưng các phân tử này cũng có thể có màu xanh lá hoặc màu hồng. Haemoglobin là loại phân tử vận chuyển oxygen phổ biến nhất, kể cả ở giun, vì vậy hầu hết máu của giun, bao gồm giun đất và đỉa, có màu đỏ. Một số loài giun đốt sử dụng phân tử chlorocruorin để vận chuyển oxygen, máu của chúng có màu đỏ hoặc xanh lá. Một nhóm giun đốt biển có máu hồng do phân tử vận chuyển oxygen của chúng là một loại sắc tố máu, gọi là hemerythrin, có màu hồng hoặc tím đỏ.

Vậy ta có thể kết luận máu của giun màu đỏ là do Haemoglobin có trong máu của giun đất

Giun đất giúp tiêu diệt tế bào ung thư phổi? | VTV.VN

Các loại giun khác nhau 

Giun dẹp: Loài này bao gồm sán dây sống ký sinh trong vật chủ và sán sữa sống ở ao, hồ. Những con vật này có thân bẹt mỏng đến nỗi chúng không cần đến cả máu. Chúng hút oxygen qua da và oxygen đi thẳng đến từng tế bào. Do đó chúng gần như không có màu hoặc gần như trắng.

Giun tròn: Loài này chủ yếu sống trong đất. Giun tròn có thể sống ký sinh trong cơ thể người, gây tác hại nghiêm trọng, như là mù mắt và bại não. Một con giun tròn lớn sống trong ruột người có thể dài tới 35 cm. Như tên gọi của nó, giun tròn có hình ống. Thân nó chứa chất lỏng vận chuyển oxygen đến các cơ quan bên trong. Nhưng chất lỏng này không được gọi là máu, vì nó không tuần hoàn trong cơ thể. Hầu hết các loài giun tròn rất nhỏ và có thể thẩm thấu oxygen qua da đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Nhưng những con giun tròn rất to lại không thể làm được việc này dễ dàng, nhất là khi chúng sống bên trong cơ thể động vật khác, nơi không có nhiều oxygen. Những con giun to này sử dụng một phân tử vận chuyển oxygen gọi là haemoglobin để đưa oxygen đến các bộ phận trong cơ thể.

Giun đốt: Loài này gồm có giun đất, đỉa và giun biển. Cơ thể giun đốt chia đều thành các đốt. Hầu hết giun đốt đều có hệ tuần hoàn, tức là mạch máu và tim để bơm máu đi khắp cơ thể.

Sinh sản của giun đất

– Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

– Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng va tinh dịch trên đường đi.

– Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

– Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần.

Giun đất (Địa long): Giải mã nguồn gốc của vị thuốc quý - YouMed

Dinh dưỡng của giun đất

– Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

– Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu.

– Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn.

– Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da → mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở.

Tìm hiểu thêm về Giun đất

– Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở các vùng đất ẩm, xốp và mát.

– Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.

– Hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp giun đất dễ chui rúc trong đất.

– Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

– Giun đất là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Tuy nhiên giun đất không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo.

– Các bước di chuyển: Giun chuẩn bị bò; Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi; Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước; Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ ngay

Liên hệ
"