Khi nhắc đến đơn vị đo nhiệt độ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến độ C nhưng trên thực tế hàng ngày có rất nhiều loại thang đo nhiệt độ khác nhau. Cùng Vattuaz.vn tìm hiểu về các loại đơn vị đo nhiệt độ trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
1. Đơn vị đo nhiệt độ là gì?
Để hiểu kỹ về đơn vị đo nhiệt độ trước hết chúng ta đi đến khái niệm nhiệt độ là gì? Nhiệt độ (Temperature) là một tính chất vật lý của vật chất được đo bằng nhiệt kế, giống như một thước đo để biết độ lạnh và nóng. Nhiệt độ thể hiện cho nhiệt năng, nó tồn tại trong mọi vật chất và là nguồn gốc của nhiệt.
Vậy đơn vị đo nhiệt độ là gì? Đơn vị đo nhiệt độ là một biện pháp biểu thị cho giá trị của nhiệt độ (nóng – lạnh). Mỗi thang đo nhiệt độ biểu hiện cho một hệ thống quy đổi, tính toán giá trị của nhiệt độ, hay thường được gọi là thang đo. Thiết bị đo đạc thường được dùng là nhiệt kế hoặc đồng hồ đo độ.
2. Kí hiệu của đơn vị đo độ
Có các loại đơn vị đo nhiệt độ nào? và chúng được ký hiệu như thế nào?
Tên các loại đơn vị đo | Kí hiệu |
Độ Celsius | °C hay độ C |
Độ Delisle | °De |
Độ Fahrenheit | °F đọc là độ F |
Độ Newton | °N |
Độ Rankine | °R hay °Ra |
Độ Réaumur | °R |
Độ Rømer | °Rø |
Độ Kelvin | oK hay độ K |
3. Có các loại đơn vị đo nhiệt độ nào?
Nhiệt độ là gì và có các loại đơn vị đo nhiệt độ nào? Nhiệt độ thường được đo bằng nhiệt kế hoặc đồng hồ đo, các loại môi trường khác nhau có các đơn vị đo nhiệt độ khác nhau.
3.1 Độ Celsius (°C)
Gọi là độ C hay độ bách phân là đơn vị nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius. Ông là người đầu tiên đã đề ra hệ thống đo lường này dựa theo trạng thái của nước với 100°C là nước sôi 0°C là nước đông đá. Độ Celsius cũng là đơn vị được sử dụng phổ biến nhất.
Hệ thống đo lường này gọi là hệ thống centigrade tức bách phân. Nhưng để vinh danh nhà thiên văn học Anders Celsius đã sáng tạo nên hệ thống này bằng cách đặt theo tên của ông.
Ở Việt Nam đơn vị độ C cũng được dùng phổ biến nhất trong hầu hết các dụng cụ.
3.2 Độ Kelvin (°K)
Trong hệ thống đo lường quốc tế độ Kelvin là đơn vị đo lường cơ bản của nhiệt độ và được kí hiệu là K.
Mỗi độ K trong nhiệt giai Kelvin bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy tên theo nhà vật lý học William Thomson hay nam tước Kelvin thứ nhất. Nhiệt độ K còn được coi là nhiệt độ chính xác tuyệt đối. Không phải do những giá trị đo được đều chính xác tuyệt đối. Sở dĩ được gọi như vậy bởi 0°K là nhiệt độ thấp nhất mà vật chất có thể đạt tới.
Trên thực tế chưa ghi nhận trường hợp nào ở 0 °K mà chúng luôn có giá trị cao hơn 0 °K một chút. Ngay đến cả những vật chất lạnh như ngưng tụ BoseEinstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0 °K
3.3 Độ Fahrenheit (°F)
Độ Fahrenheit được ra đời sau khi Fahrenheit viếng thăm nhà thiên văn học người Đan mạch Ole Romer. Ông chọn điểm số 0 trên thang độ là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708. Đây là một mùa đông khắc nghiệt ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông
Đơn vị đo nhiệt độ Fahrenheit được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu cho đến khi nó bị thay thế bằng thang độ Celsius. Ngày nay thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ.
3.4 Độ Newton (°N)
Độ Newton được đặt tên theo Issac Newton một nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thời đại. Độ Newton còn được kí hiệu là N.
Độ Neuton lấy điểm đo nhiệt độ là 0°N là nhiệt độ đóng băng của nước và nhiệt độ bay hơi của nước là 33°N. Được ra đời vào năm 1700 nhưng không được ứng dụng trong cuộc sống hiện tại. Người ta nhắc đến nó như tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của Newton.
3.5 Độ Rankine (°R)
Rankine còn được cho là một nhiệt lực học trên thang tuyệt đối. Thang đo độ này cũng được đặt tên theo nhà Vật lý học Glasgow William John Macquorn Rankine, người đề ra nó năm 1859. Độ Rankine còn được kí kiệu là °R hoặc độ °Ra. Do tương tự với kelvin, nên thường gọi đơn vị này là rankine, bỏ đi ký hiệu độ. Không độ ở cả thang Kelvin và Rankine đều là nhiệt độ không tuyệt đối, nhưng một độ Rankine được định nghĩa là bằng với một độ Fahrenheit, thay vì bằng với một độ Celsius như độ Kelvin. Nhiệt độ −459,67 °F là đúng bằng với 0 °R.
3.6 Độ Wedgwood (°W)
Thang đo Wedgwood (°W) là thang đo nhiệt độ lỗi thời. Chúng được sử dụng để đo nhiệt độ nhiệt độ bay hơi của thủy ngân. Phương pháp dựa trên sự co lại của đất sét khi được nung nóng ở nhiệt độ cao. Và so sánh với đất sét ở trạng thái bình thường. Kỹ thuật đo lường này được đề ra bởi một thợ gốm người Anh Josiah Wedgwood ở thế kỉ 18. Thang đo bắt đầu từ 1.077,5 °F (580,8 °C) tương đương 0° Wedgwood và có 240° Wedgwood tương đương 130 °F (54 °C).
Trên đây là các thang đo nhiệt độ phổ biến hoặc được biết đến nhiều nhất. Bên cạnh đó còn một số thang đo nhiệt độ khác nữa như: độ Wedgwood, độ Plank,…
4. Cách quy đổi đơn vị đo nhiệt độ
Các đơn vị đo nhiệt độ khác nhau biểu hiện các trị số khác nhau của cùng một giá trị nhiệt độ. Các nhà khoa học đã thống kê và tính toán sẵn các mốc giá trị thường thấy để đưa ra các trị số của từng đơn vị đo. Cũng vì bảng chỉ đưa ra các giá trị nào đó nên không phải giá trị nào cũng sẽ xuất hiện trên bảng chuyển đổi.
Các đơn vị này cũng có thể quy đổi theo công thức. Chúng ta cần phải tim ra hệ số giữa các đơn vị đo.
Ví dụ: 1°F = 17,22°C; 0°C = 32°F; 100°C = 212°F.
Từ các trị số tương đương, người ta xây dựng được mối liên hệ công thức chuyển đổi giữa các đơn vị đo.
Công thức chuyển đổi giữa °C và °F: °F = (°C×1,8) + 32 và °C = (°F-32)/1,8
Công thức chuyển đổi giữa °C và °K: °C = °K – 273,15 và °K= °C+273,15
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
449 views
Điện áp là gì? Có các loại điện áp nào?
20/09/2022
328 views
Cao su Viton là gì? Ứng dụng của cao su...
26/09/2022
315 views
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
302 views
Áp suất khí quyển là gì?
05/10/2022
290 views
Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất và...
27/09/2022
285 views
Các loại đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất
17/09/2022
272 views
Báo giá van chặn mặt bích | Giá thành tốt...
21/10/2022
261 views