Cao su EPDM là một loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong đời sống nhờ vào đặc tính của nó. Vậy EPDM là gì? Hãy cùng Vattuaz.vn tìm hiểu về EPDM nhé!
1. EPDM là gì?
Cao su EPDM hay còn gọi là Ethylene Propylene Diene Monomer là một loại cao su tổng hợp từ Ethylene với các monome propylene (Copolyme Ethylene propylene) và đôi khi là một nhóm monome thứ 3. EPDM mang đặc tính có độ bền cao, tính đàn hồi tốt, không bị biến dạng khi kéo căng, kháng tốt các loại dung môi axit, kiềm, ánh sáng mặt trời và có thể làm việc ở nhiệt độ cao. Thành phần chính của cao su này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu mỏ và khí tự nhiên.
2. Lịch sử phát triển của EPDM
EPDM là gì? Lịch sử hình thành và phát triểm EPDM
Cao su EPDM được giới thiệu vào năm 1962, với tác dụng là màng hợp. Công ty đầu tiên sử dụng tấm lợp cao su EPDM cung cấp với công nghệ Dupont là Carlisle. Đến cuối năm 1980 Firestone Building Products bắt đầu sản xuất tấm lợp EPDM phiên bản của riêng họ. Cũng vào khoảng những năm đó, một nhà khoa học người Đức Karl Ziegler đã chịu trách nhiệm về bước đột phá khoa học dẫn đến quá trình sản xuất EPDM, tạo nên một thế hệ mới, một bước ngoặt cho chúng.
3. Cấu tạo của EPDM là gì?
EPDM là gì? Cấu tạo của EPDM là gì?
Cao su EPDM là một polymer được tạo ra bằng cách đồng trùng hợp Etylen Propylen và có thêm các liên kết đôi không bão hòa. Những liên kết đôi này được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với monomer thứ ba, là một diene không liên hợp. Chỉ một liên kết đôi của diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và liên kết đôi còn lại không phản ứng hoạt động như vị trí liên kết mạng lưu huỳnh
Sau khi các liên kết đôi này đã được thêm vào nhánh bên của mạch chính để terpolymer duy trì kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được.
4. Tính chất của cao su EPDM là gì?
4.1 Tính chất cơ lý của cao su EPDM
Các tính chất cơ lý nổi bật của cao su EPDM là tính kháng va đập, kháng xé, kháng mài mòn phù hợp với những ứng dụng cần đến sự uốn dẻo và chống va đập.
Khả năng dẫn điện của EPDM thường dùng cho các vị trí có điện áp cao, ngoài ra nó còn chống được vết cắt trong tia lửa điện.
Nhược điểm của cao su này là tính dính kém, khó gia công và định hình. Khả năng bám dính với kim loại và vải kém.
Cao su EPDM có dãy nhiệt độ làm việc từ -50°C tới 120°C/ 150°C (- 60°F tới 250°F/ 300 °F), dãy nhiệt độ này còn phục thuộc vào hệ thống lưu hóa.
Tính chất cơ học của cao su EPDM | Tính chất nhiệt độ cao của EPDM | ||
Độ cứng | 40-90 | Hệ số dãn nở | 160 µm/m·K |
Độ bền kéo | 25 MPa | Nhiệt độ tối đa | 150°C |
Độ kéo dài khi bị kéo đứt | ≥300% | Nhiệt độ tối thiểu | -50 °C |
Tỷ trọng | 0.90 to >2.00 g/cm³ |
4.2 Tính Chất Hóa Tính Của Cao Su EPDM là gì?
Tương tự các loại cao su thiên nhiên hoặc các loại cao su tổng hợp khác. Tính chất hóa học của EPDM cũng như vậy nhưng tuổi thọ của nó cao hơn giúp đảm bảo chi phí bảo trì, đặc biệt là với các ứng dụng ngoài trời.
- EPDM có khả năng kháng tốt với aceton, rượu, glycol, các axit và kiềm yếu.
- Với các loại axit, EPDM kháng HCL 20% ở nhiệt độ 38°C, HCl 10% ở 93°C, H2SO4 70% ở 66°C.
- EPDM có đặc tính là dẻo nên trong quá trình sản xuất có thể thêm phụ gia để tăng độ cứng cho cũng như sức chịu đựng cho cao su.
- Cao su EPDM thường được dùng làm gioăng kín cho các sản phẩm cần làm kín trong quá trình sản xuất công nghiệp như đệm làm kín, gasket cao su…
- Đặc tính nổi bật và được ứng dụng nhiều nhất của EPDM là khả năng kháng lại các dung môi. Cụ thể với các dung môi như: axit loãng, kiềm loãng, hơi nước,..
- Tinh chất của EPDM còn phụ thuộc vào hệ lưu hóa của nó.
- EPDM được lưu hóa bằng lưu huỳnh: với giá thành ở tầm trung so với các loại cao su khác. Cao su này sử dụng với các tính chất bình thường nhiệt độ hoạt động tốt đa vào 120°C (250°F).
- EPDM được lưu hóa bằng Peroxide sử dụng được trong môi trường nước nóng, hơi nước, rượu cồn, các loại axeton, những chất làm nguội động cơ
- Lưu ý: Không sử dụng trong môi trường tiếp xúc với các loại khoáng chất.
- Nhiệt độ làm việc tối đa là 150°C (300°F)..
5. Phân loại cao su EPDM
5.1 EPDM màu trắng
Cao su EPDM trắng có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Nhờ vào khả năng kháng hóa chất và chịu va đập sự tấn công của oxy, UV, Ozone,..
EPDM cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm.
Nhiệt độ hoạt động của cao su EPDM là từ: -25°C đến 140°C.
5.2 EPDM màu đen
Cao su EPDM màu đen có khả năng chịu được nhiệt độ thấp tốt hơn so với EPDM trắng. Nó hoạt động từ -40°C đến 140°C. Với đặc tính chống chịu tốt trong môi trường axit loãng, dầu động vật, thực vật và khả năng kháng lại Ozone.
6. Ứng dụng của EPDM
Cao su EPDM với các đặc tính kể trên chúng được sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Vậy chúng ta cùng điểm qua một vài ứng dụng của EPDM nhé!
- Trong các ngành công nghiệp chế tạo ô tô: EPDM được dùng làm gioăng làm kín các cửa xe, các loại ống, con dấu, hệ thống làm mát và chi tiết giảm chấn.
- Nó cũng đó đóng góp vô cùng to lớn trong ngành nhựa, TPO, TPE, một số bộ phận nhỏ trên ô tô.
- Trong ngành xây dựng: Được ứng dụng để làm các loại thảm trải sàn, tấm trải khu vui chơi, profile nhà cao tầng,…
- Trong kỹ thuật: Cao su EPDM được sử dụng để làm gioăng máy giặt, lớp lót bồn chứa, đệm xốp,..
- Trong công nghiệp điện: Cao su tổng hợp EPDM được dùng để làm cáp điện và các đầu nối,…
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
442 views
Điện áp là gì? Có các loại điện áp nào?
20/09/2022
320 views
Cao su Viton là gì? Ứng dụng của cao su...
26/09/2022
310 views
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
297 views
Áp suất khí quyển là gì?
05/10/2022
285 views
Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất và...
27/09/2022
280 views
Các loại đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất
17/09/2022
267 views
Báo giá van chặn mặt bích | Giá thành tốt...
21/10/2022
256 views