Van bướm kiểu Wafer là gì? Có khi nào bạn đặt ra câu hỏi về tên gọi van bướm wafer. Cùng VattuAZ tìm hiểu xem thực chất van bướm dạng wafer là gì nhé!
Van bướm kiểu wafer là gì?
Wafer là gì? Wafer là 1 trong 3 kiểu kết nối của van bướm với đường ống (dạng wafer, dạng bích, dạng lug).
Kiểu wafer là kiểu kết nối phổ biến nhất, van được kẹp giữa 2 mặt bích đường ống rồi siết bulong chặt lại. Tức là, không có một liên kết, kết nối trực tiếp nào giữa van và mặt bích. Phần tai hay lỗ bên hông của van chỉ có mục đích để luồn bulong qua nhằm định vị van trên đường ống.
Van bướm kiểu wafer thường có 2 hoặc 4 tai.
Chúng ta có thể gọi đây là van bướm dạng kẹp để dễ phân biệt với các loại khác.
Cấu tạo van bướm kiểu wafer
Van bướm có cấu tạo gồm các thành phần: thân van, đĩa van, trục van, bộ truyền động, gioăng làm kín.
1. Thân van
Thân van bướm là bộ phận quan trọng nhất, bảo vệ các bộ phận bên trong van.
Vật liệu thân thường được đúc nguyên khối từ gang cầu, gang dẻo, inox 316, 304, Thép, nhựa UPVC, PVC…
Trên thân van được đúc thêm các tai bích để xỏ bulong định vị van với số lượng 2 hoặc 4,… Phần tai cũng là điểm nhấn tạo nét riêng của từng hãng.
Các kiểu lắp đặt với các đầu của hệ thống đường ống: dạng bích, dạng wafer, dạng lug.
2. Đĩa van
Đĩa van (cánh bướm) được sử dụng để trực tiếp đóng/mở và điều tiết lưu dòng lưu chất bên trong đường ống dẫn.
Đĩa van thường được chế tạo từ những vật liệu bền bỉ được thiết kế nguyên khối: gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa.
3. Trục van
Trục van là trung gian liên kết đĩa van với bộ truyền động. Nó thường được làm bằng inox có độ cứng cao.
4. Bộ truyền động
Bộ truyền động là bộ phận dùng để trực tiếp điều khiển hoạt động đóng mở van. Bộ truyền động có thể là tay gạt, tay quay, tín hiệu điện, bộ khí nén, bộ điện... Mỗi kiểu điều khiển lại có những ưu nhược điểm riêng.
5. Gioăng làm kín van bướm
Gioăng làm kín là bộ phận nằm giữa cánh van và thân van, được làm bằng 3 dạng cao su chính đó là NBR, EPDM và PTFE. Gioăng lắp ở quanh thân van, giúp làm kín van, không cho lưu chất rò rỉ ra ngoài, đảm bảo vệ sinh cho đường ống.
Có thể dễ dàng thay thế các gioăng van bướm nếu chúng bị hư hỏng.
Ngoài ra, van bướm có các phụ kiện đi kèm như bu lông, ốc vít…
Ưu nhược điểm van bướm kiểu wafer
Ưu điểm
♦ Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt, số lượng bulong kết nối ít.
♦ Linh hoạt trong việc điều chỉnh tư thế van, lắp đặt đơn giản. Nhờ đó, van bướm kiểu wafer dễ dàng trong công tác vận hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế.
♦ Là kiểu kết nối có giá thành rẻ nhất trong các kiểu kết nối của van.
♦ Hầu như có thể áp dụng được với tất cả các tiêu chuẩn mặt bích (DIN, JIS, BS, ANSI,…). Người dùng chỉ cần quan tâm đến chiều dày của van.
♦ Dễ dàng tìm kiểm trên thị trường với nhiều chất liệu và đa dạng về kích thước, nhà sản xuất, phân phối.
Nhược điểm
✘ Không chịu được áp lực cao.
✘ Độ kín của van phụ thuộc nhiều vào phần gioăng, nếu gioăng hư hỏng hoặc bị rách dễ dẫn tới hiện tượng rò rỉ van.
✘ Phần gioăng dễ bị biến dạng gây kẹt đĩa van nếu bị ép bích quá chặt.
✘ Van bướm wafer được sử dụng nhiều trong các hệ thống có độ rung động thấp, ít phải bảo trì bảo dưỡng. Bởi vậy, khi cần thay thế hay bảo trì hệ thống sau van. bướm ta cần tắt toàn bộ hệ thống trước khi tiến hành.
Một số dòng van bướm wafer phổ biến
Tùy theo chất liệu hay kiểu điều khiển mà van bướm wafer có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Van bướm tay gạt
- Van bướm tay quay
- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển khí nén
- Van bướm inox
- Van bướm gang
Cách lắp đặt van bướm kiểu wafer
Đầu tiên, ta cần lựa chọn loại van bướm có kích cỡ và kiểu loại phù hợp và tương đồng với hệ thống, thiết bị. Sau đó, tiến hành đưa van bướm vào vị trí lắp đặt sao cho các tai kết nối van bướm tương đồng với mặt kết nối hệ thống. Cuối cùng, lắp bulong, đai ốc siết chặt van bướm với hệ thống.
Trong khi lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống, ta cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Mở lá van bướm một góc mở khoảng 1/4 trước khi lắp đặt để tránh biến dạng vòng đệm cao su khi siết quá chặt, có thể gây kẹt lá van hoặc rò rỉ nước.
- Để tránh bị biến dạng vòng đệm, khoảng cách giữa hai mặt bích phải vừa đủ để lắp đặt van.
- Không dùng miếng đệm ở giữa mặt bích và van.
- Kích thước mặt bích phải bằng đúng với kích thước van.
- Không hàn mặt bích gần van bướm đã lắp đặt.
- Van có thể linh động lắp theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tùy nhu cầu sử dụng.
Báo giá Van bướm kiểu wafer
Hiện tại, với nhiều mã hàng đa dạng về loại van, nhà sản xuất cũng như kích thước nên việc đăng bảng giá đầy đủ bị giới hạn. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn mua sản phẩm van bướm kiểu wafer chính hãng, chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
VattuAZ tự hào cam kết sản phẩm chính hãng, đầy đủ chứng chỉ Co/Cq. Bảo hành 12 tháng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Trên đây là một vài thông tin về van bướm kiểu wafer. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc hiểu rõ hơn về loại van này.
Xem thêm: Van bướm là gì?
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
143511 views
Van đồng Minh Hòa | Hàng Việt Nam – Chất...
15/05/2023
25613 views
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
4583 views
Ký hiệu van khí nén – Cách đọc ký hiệu...
09/12/2022
2780 views
Hook là gì trong âm nhạc
30/01/2023
2631 views
Van điện từ thường mở | Mỹ – Hàn Quốc...
20/10/2022
1641 views
Van xả áp an toàn là gì ? Ứng dụng
26/12/2022
1322 views
Cao su là gì? Một số tính chất và ứng...
11/10/2022
1064 views