Với cấu tạo đơn giản và nhiều ưu điểm nổi trội, van bướm là một trong các dòng van thông dụng nhất hiện nay. Cùng Vattuaz tìm hiểu van bướm là gì nhé!
Van bướm là gì?
Van bướm có tên tiếng anh là Butterfly Valve, đây là thiết bị công nghiệp được gắn vào hệ thống đường ống. Chức năng của van bướm là để điều tiết, đóng mở dòng lưu chất đi qua.
Người ta gọi loại van này là van bướm vì khi nhìn tổng thể van theo chiều ngang nó giống hình một con bướm. Thân và đĩa van là cánh bướm, cổ van là thân bướm, và bộ phận truyền động là đầu và râu con bướm. Các bạn có thể tham khảo ảnh dưới đây để thấy những nét tương đồng của “van bướm” và “con bướm”.
Cấu tạo van bướm
Van bướm có cấu tạo khá đơn giản bao gồm: Thân van, đĩa van, trục van, bộ truyền động, gioăng làm kín.
1. Thân van bướm
Thân van bướm (butterfly valve body) là nơi cố định các bộ phận của van và là nơi bảo vệ các bộ phận bên trong của van.
Thân van bướm là bộ phận quan trọng và chịu lực trực tiếp từ đường ống nên thường được đúc khuôn nguyên khối đảm bảo độ chắc chắn.
Vật liệu thân có thể là như gang cầu, gang dẻo, inox 316, 304, Thép, nhựa UPVC, PVC…
Các kiểu lắp đặt với các đầu của hệ thống đường ống: dạng bích, dạng wafer, dạng lug.
2. Đĩa van
Đĩa van (cánh bướm) là thành phần quan trọng nhất của van bướm, có nhiệm vụ trực tiếp đóng/mở và điều tiết lưu dòng lưu chất bên trong đường ống dẫn.
Do đĩa luôn chịu trực tiếp những áp lực từ lưu chất như nước, khí hơi, dung dịch, lưu chất ăn mòn. Do vậy, chúng thường được chế tạo từ những vật liệu bền bỉ được thiết kế nguyên khối: gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa.
3. Trục van
Trục van là trung gian kết nối đĩa van với bộ truyền động, gián tiếp điều khiển hoạt động đóng mở van. Trục van thường được làm bằng inox có độ cứng cao.
4. Bộ truyền động
Bộ truyền động là bộ phận dùng để trực tiếp điều khiển hoạt động đóng mở van. Bộ truyền động có thể là tay gạt, tay quay, tín hiệu điện, bộ khí nén, bộ điện... Mỗi kiểu điều khiển lại có những ưu nhược điểm riêng.
Bộ truyền động cơ là loại điều khiển sử dụng tay gạt, thông dụng cho các hệ thống van vướm vừa và nhỏ với cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt sử dụng, thay thế và điều khiển van.
Bộ truyền động tự động sử dụng bộ điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén.
- Bộ điều khiển khí nén sử dụng khí nén để đóng mở van với 2 kiểu: bộ khí nén tác động đơn và bộ khí nén tác động kép.
- Bộ điều khiển điện sử dụng dòng điện áp 24V, 220V để đóng mở van với 2 dạng: đầu điện on/off và đầu điện tuyến tính.
5. Gioăng làm kín van bướm
Gioăng làm kín là bộ phận lắp ở quanh thân van, giúp làm kín van, không cho lưu chất rò rỉ ra ngoài, đảm bảo vệ sinh cho đường ống.
Gioăng thường được làm bằng cao su, teflon. Có thể dễ dàng thay thế các gioăng van bướm nếu chúng bị hư hỏng.
Ngoài ra, van bướm còn một số loại phụ kiện khác kèm theo như bu lông, ốc vít…
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Van bướm hoạt động bằng cách quay đĩa van một góc 90 độ (một phần tư đường tròn) để đóng/mở hoàn toàn, hoặc quay góc nhỏ hơn 90 độ để điều tiết dòng chảy.
Về bản chất, sự chuyển động của đĩa sẽ phụ thuộc vào việc đóng/mở van một phần hay hoàn toàn.
Nếu van được mở một phần, điều đó có nghĩa là đĩa sẽ không được quay hết một phần tư, do đó tiết diện để lưu chất chảy qua van bị hạn chế. Điều này có nghĩa là, lưu chất đi qua không đạt tốc độ max.
Tuy nhiên, nếu van được mở hoàn toàn, đĩa sẽ được xoay 90 độ thì lượng lưu chất lớn nhất có thể sẽ đi qua.
Van cũng hoạt động dựa trên các thiết bị truyền động khác nhau.
Có một số hoạt động thủ công trong khi một số khác làm việc hoàn toàn tự động nhờ vào bộ truyền động bằng khí nén hoặc bộ truyền động bằng điện, tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
Các loại van bướm
a, Phân loại theo vật liệu cấu tạo
- Van bướm inox
- Van bướm gang
- Van bướm nhựa
- Van bướm thép
- Van bướm đồng
b, Phân loại theo kiểu truyền động
- Van bướm tay gạt
- Van bướm tay quay
- Van bướm tín hiệu điện
- Van bướm điều khiển khí nén
- Van bướm điều khiển điện
c, Phân loại van bướm theo kiểu lắp
-
Van bướm lắp mặt bích
- Van bướm lắp wafer
- Van bướm lắp kiểu lug
d, Phân loại theo đơn vị sản xuất, thương hiệu và xuất xứ
- Van bướm Tomoe
- Van bướm SW (Samwoo)
- Van bướm Kitz
- Van bướm ARV
- Van bướm AUT
- Van bướm Shinyi
- Van bướm Emico
Ưu và nhược điểm của van bướm nói chung
Có lẽ, để hiểu rõ hơn van bướm là gì, ta phải hiểu về ưu nhược điểm của nó:
➀ Ưu điểm
♦ Kích thước nhỏ gọn, nhẹ
♦ Giá thành rẻ so với các loại van khác
♦ Cấu tạo khá đơn giản
♦ Lắp đặt các bộ phận riêng biệt
♦ Vận hành dễ dàng
♦ Đa dạng kích cỡ
♦ Phong phú kiểu lắp đặt và vận hành
♦ Có khả năng lắp lẫn cho nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau
➁ Nhược điểm
✘ Đĩa van gây cản dòng vì ngâm trong ống, cản trở lưu lượng dòng chảy, ngay cả khi mở hoàn toàn
✘ Van không có các kích thước nhỏ (DN10 – DN32)
✘ Van không chịu được áp suất quá lớn và nhiệt độ quá cao
✘ Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°.
So sánh van cổng và van bướm
1. Giống nhau
- Đều được thiết kế để điều tiết dòng chảy, được dùng với mục đích như một van chặn
- Được lắp đặt ở các vị trí đầu hoặc cuối các đường ống hệ thống, các điểm xả, thải
- Cố định với đường ống đều bằng kiểu lắp mặt bích, vận hành bằng tay quay vô lăng
- Đều phải chịu được áp lực lớn, môi trường làm việc tương đương nhau
2. Khác nhau
- Ở van cổng, khi van mở hoàn toàn, dòng lưu chất không bị thay đổi khi đi qua, cánh van không nằm trong dòng chảy của lưu chất. Còn ở van bướm, khi van mở, cánh van vẫn nằm trong dòng chảy và nó làm dòng chảy thay đổi khi đi qua
- Ở cùng một kích cỡ đường ống thì van bướm có kích cỡ nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn và giá thành thấp hơn van cổng
- Van cổng có cả kiểu lắp ren còn van bướm thì không
- Van bướm ngoài dạng vận hành vô lăng còn có cả dạng tay gạt. Van cổng chỉ có một dạng là vận hành bằng tay quay vô lăng
- Đối với kiểu lắp đặt mặt bích thì van bướm thường có thể lắp đặt với mọi tiêu chuẩn mặt bích JIS, BS, DIN, ANSI. Còn đối với van cổng thì phải lắp đúng tiêu chuẩn mặt bích của từng loại
Ứng dụng van bướm
Van bướm được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng ngành nghề cũng như lĩnh vực, lắp đặt phù hợp với nhiều hệ thống lớn nhỏ như :
- Hệ thống đường ống xử lý nước sạch, nước thải tại các nhà máy, khu dân cư, trường học, chung cư…
- Xử lý dung dịch, hóa chất trong môi trường có tính ăn mòn cao như kiềm, axit, muối tại các nhà máy sản xuất hóa chất, xăng dầu, các nhà máy hóa học, phòng thí nghiệm,…
- Sản xuất dược phẩm, thực phẩm, nước uống, rượu bia, nước giải khát,… và các ứng dụng khác có liên quan.
- Hệ thống PCCC, hệ thống thiết bị cấp thoát nước.
- Lĩnh vực tàu thuyền, các hệ thống đường ống dưới biển.
- Hệ thống tự động hóa, các khu công nghiệp công nghệ cao và các khu công nghiệp đa hệ thống.
Báo giá van bướm
Qua các thông tin ở trên, có thể thấy van bướm có rất nhiều kiểu loại khác nhau. Tuỳ mục đích và hệ thống thiết bị, người ta sẽ lựa chọn các kiểu van bướm khác nhau. Chính vì vậy, giá thành của van bướm rất đa dạng và dao động cao thấp khác nhau.
Vattuaz tự hào là đơn vị vung cấp các loại van bướm từ các nhà sản xuất hàng đầu với bảo hành 12 tháng và CO CQ đầy đủ và giá thành ưu đãi. Liên hệ với số Hotline trang chủ để được tư vấn miễn phí nếu bạn đang tham khảo các sản phẩm này nhé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ van bướm là gì cũng như cấu tạo, phân loại và ứng dụng của van bướm.
Xem thêm bài viết: Van bi là gì?
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
CO CQ là gì? Vai trò quan trọng của chứng...
23/09/2022
143565 views
Van đồng Minh Hòa | Hàng Việt Nam – Chất...
15/05/2023
25642 views
ký hiệu đóng mở van nước | O và S
07/12/2022
4584 views
Ký hiệu van khí nén – Cách đọc ký hiệu...
09/12/2022
2781 views
Hook là gì trong âm nhạc
30/01/2023
2631 views
Van điện từ thường mở | Mỹ – Hàn Quốc...
20/10/2022
1651 views
Van xả áp an toàn là gì ? Ứng dụng
26/12/2022
1330 views
Cao su là gì? Một số tính chất và ứng...
11/10/2022
1064 views